01/10/2012 08:34:38 AMBiên – phiên dịch: Nhu cầu nhiều, tuyển dụng khắt khe
(Lượt xem: 7861)Cung cầu của ngành biên – phiên dịch không nóng như các ngành kinh doanh, đồ
họa…song cũng không được xem là cân đối. Các
công ty, Doanh nghiệp vẫn phải săn lùng nhân sự cho nhu cầu này. Ở Việt Nam nghề
phiên dịch trước đây đã đượccoi trọng thì hiện nay trong bối cảnh Việt Nam trở
thành thành viên chính thức của tổ chức WTO thì nhu cầu phiên dịch các thứ tiếng
ngày càng tăng cao. Người phiên dịch thực sự đã trở thành cầu nối quan trọng về
ngôn ngữ và văn hóa.
Việc nhiều, thu nhập tốt
Phần lớn các trung tâm giới
thiệu việc làm (TTGTVL) trên địa bàn thành phố đều cho rằng nhu cầu tuyển dụng
nhân viên biên – phiên dịch tuy chưa quá nóng song lúc nào cũng có. Chẳng hạn
hiện nay TTGTVL thuộc Ban quản lý KCN & KCX thành phố đang đăng tuyển 20
phiên dịch tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Nhật, TTGTVL Vinhempích tuyển 10 phiên
dịch tiếng Anh. Hay trên các trang tìm việc trực tuyến (hrvietnam.com,
vietnamworks.com, jobviet.com…) thường xuyên có các Cty đăng tuyển tìm thông dịch
viên. Ngoài ra, nhu cầu phiên dịch tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật ngày càng
nhiều. Số lượng đăng tuyển thường tập trung vào các Cty có vốn đầu tư nước
ngoài tại các KCN, các văn phòng đại diện… Các Cty chuyên về dịch thuật cũng
thường tìm kiếm ứng viên dịch thuật theo dự án.
Cần đa năng
Không phải cứ giỏi ngoại ngữ
là có thể đảm nhận tốt công việc biên – phiên dịch. Chính vì vậy, điều kiện mà
nhà tuyển dụng đưa ra thường rất cụ thể. Chẳng hạn, bên cạnh đòi hỏi trình độ
tiếng Nhật cấp 2 trở lên thì còn phải có tiếng Anh trình độ B.
Với nhân viên phiên dịch ở các nhà máy yêu cầu phải biên – phiên dịch chính xác
ít nhất 80% nội dung chỉ thị công việc, có khả năng trao đổi – xác nhận nội
dung công việc qua email… Lí do mà các DN đưa ra khi phải thay phiên dịch thường
không mới: Người đảm nhận không có sự hiểu biết sâu về lĩnh vực kinh doanh hoạt
động của Cty, không theo kịp tiến độ và nhất là thiếu khả năng làm việc độc lập.
Đối với phiên dịch kỹ năng
nào là cần thiết?
Việc thông qua các cơ quan đào
tạo phiên dịch để học kĩ năng phiên dịch là con đường nhanh nhất. Nhưng do việc
kiểm tra tuyển chọn khó khăn nên đầu tiên là phải đạt được kĩ năng ngôn ngữ với
trình độ nhất định. Nếu có thời gian thì nên phát triển bằng cách đi du học
trong một thời gian ngắn. Việc tiếp xúc với nền văn hóa nước ngoài đối với
phiên dịch là không thể thiếu được. Hơn nữa, phiên dịch được học trong môi trường
thực tế rất nhiều. Đầu tiên việc làm quen với môi trường thực tế như làm tình
nguyện viên là rất tốt.
Để trở thành phiên dịch đầu
tiên phải xuất phát từ công việc nhỏ nhất nói chung là chịu trách nhiệm việc
đàm phán thương mại từ thấp đến cao. Việc trở thành người phiên địch hội nghị
chuyên nghiệp mất khoảng 10 năm.
Theo chị Nguyễn Thị Trinh
(phiên dịch tiếng Nhật) thì khá nhiều các bạn trẻ sớm đầu hàng vì không chịu nổi
áp lực công việc. Làm phiên dịch mà không cầu thị, đọc sách báo để hiểu thêm từ,
thuật ngữ mới thì sớm muộn gì cũng bị đào thải. Yêu cầu về khả năng giao tiếp,
ngoại hình cũng cần thiết cho những ai muốn theo đuổi công việc này.
Theo
nguoidichgioi