01/10/2012 08:35:24 AMCâu chuyện nghề phiên dịch
(Lượt xem: 2481)Truyền thuyết xưa kể rằng:
Thuở xưa, cả nhân loại chỉ nói chung một thứ tiếng.Rồi một ngày, con người bàn nhau xây một cái tháp cao đến tận trời gọi là tháp Babel. Cái tháp cứ cao, cao mãi, gần chạm tới mây xanh. Thượng đế thấy vậy lo ngại vô cùng.
Ngài nghĩ mãi, nghĩ mãi, cuối cùng cũng tìm ra được một cách. Thượng đế hóa phép khiến cho con người nói những thứ tiếng khác nhau. Vậy là họ không còn hiểu được nhau nữa. Tháp Babel mãi mãi dang dở.
Câu chuyện thần thoại trên
cho chúng ta thấy sức cản trở to lớn của việc bất đồng ngôn ngữ. Nhưng con người
không chịu bó tay trước sự chia rẽ bằng ngôn ngữ của thượng đế. Một lớp người
đã sinh ra, đóng vai trò cầu nối ngôn ngữ giữa các quốc gia, các dân tộc: người phiên dịch. Và một nghề nghiệp cũng được hình
thành: nghề phiên dịch.
Thường xuất hiện âm thầm, lặng
lẽ phía sau, nhưng chính người phiên dịch đã đem lại cho con người từ các vùng
ngôn ngữ khác biệt sự thấu hiểu và chia sẻ, nối lại nguồn sức mạnh to lớn mà
thượng đế đã chia rẽ tử thuở hồng hoang.
Không chỉ thông thạo ngôn
ngữ, người phiên dịch còn phải am hiểu về văn hóa và có khả năng ứng biến linh
hoạt trong nhiều tình huống bất ngờ. Chúng ta sẽ bắt đầu hành trình qua thế giới
của nghề phiên dịch với những câu chuyện hài hước và cũng đầy ý nghĩa về những
“cái bẫy” thú vị giữa các ngôn ngữ. Người phiên dịch giỏi phải biết vượt qua những
“cái bẫy” đầy hiểm hóc ấy.
Người phiên dịch
cũng phải là nhà văn hóa
Việc dịch tại các hội nghị,
hội thảo quốc tế đòi hỏi người phiên dịch không chỉ thông thạo về ngôn ngữ, hiểu
biết những vấn đề được đề cập tới mà còn phải có khả năng ứng biến, xử lý rất
nhanh trong những tình huống bất ngờ. Đặc biệt, trong nhiều hội nghị, nhất là
các hội nghị về văn hóa nghệ thuật, người ta thường bắt gặp những diễn giả có
cách nói văn hoa, bóng bẩy, khiến người phiên dịch không ít lần khốn đốn.
Ví dụ, có người trích
phương ngôn Anh nói rằng: “Một
con chim trong tay tôi còn hơn hai con chim ở trong bụi cây”.
Người phiên dịch thấm nhuần
văn hóa Pháp sẽ có xu hướng chuyển sang thành câu:
“Một cái ở trong tay ta
còn hơn hái cái mà ta sẽ có”.
(Un tiens vaux mieux que
deux tu l’auras).
Nhưng sau đó, diễn giả lại
nói tiếp:
“Nhưng những con chim
trong bụi cây hát hay hơn con chim trong tay tôi”.
Đến lúc này, người phiên dịch
không nhanh trí và thực sự am hiểu ngôn ngữ dịch sẽ vô cùng lúng túng. Nếu anh
ta dịch từng từ một theo nghĩa đen sẽ không chỉ gây khó hiểu cho người nghe mà
còn làm hỏng mất ý nghĩa mà người nói muốn diễn đạt. Đây cũng chính là một thử
thách kiểm nghiệm trình độ và độ nhạy bén của người phiên dịch. Trong khi đó,
người phiên dịch giỏi và nhanh nhạy sẽ lập tức hiểu đúng ý của diễn giả và dịch
tiếp rằng:“Nhưng những cái mà ta chưa đạt tới bao giờ cũng hấp dẫn hơn những
thứ ta đã có trong tay”.
Bài học rút ra: Vậy mới thấy am hiểu ngôn ngữ nước ngoài nghĩa là am hiểu
cả một nền văn hóa thứ hai. Trong câu chuyện trên, nếu dịch sát nghĩa ngay từ đầu
thì người phiên dịch không phải bị động ứng phó ở những câu sau. Mặt khác, nếu
bị rơi vào thế bị động phải biết thoát ra một cách khôn khéo. Việc dịch sát từng
câu từng chữ không phải bao giờ cũng thực hiện được nên người phiên dịch cần ứng
xử linh hoạt. Đây chính là điểm khó của nghề nghiệp này.
Sự chuẩn xác của ngôn ngữ
làm sắc bén thêm ý nghĩa của sự kiện. Vì thế sự kiện và sự chuẩn xác phải luôn
luôn đi đôi với nhau.
Joan Hohenberg
Theo
nguoidichgioi